bị tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt
Bệnh Lý Kinh Nguyệt

Nguyên nhân bị tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt và giải pháp

Tiêu chảy trước và trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng nhiều chị em gặp phải. Vậy đây có phải là hiện tượng bình thường không, hay là dấu hiệu của bệnh lý nào khác? Cần phải làm gì để khắc phục cũng như phòng tránh việc bị tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt? Hãy cùng Dieukinheva đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!

Trước và trong ngày “đèn đỏ”, chị em gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau. Có người bị đau bụng, đau lưng, có người thèm đồ ngọt, tâm trạng thất thường… Cũng có người gặp một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.

Tiêu chảy trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt là hiện tượng không hiếm gặp

Tiêu chảy trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt là hiện tượng không hiếm gặp

Theo một số khảo sát, có tới 24% chị em bị tiêu chảy trước kỳ kinh nguyệt, 28% bị tiêu chảy trong kỳ kinh. Con số chị em bị tiêu chảy sau kỳ kinh nguyệt cũng không hề nhỏ. Như vậy có thể thấy, tiêu chảy trước, trong và sau ngày “rụng dâu” là hiện tượng khá phổ biến.

Tham khảo: Ra máu kinh nguyệt có dịch nhầy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tại sao đến kỳ kinh nguyệt lại tiêu chảy?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu chảy khi đến kỳ kinh.

Nồng độ hormone Progesterone sụt giảm

Hormone Progesterone là loại hormone giúp niêm mạc tử cung đạt độ dày đủ để cho trứng làm tổ. Nồng độ của hormone này sẽ đạt đỉnh trước khi có kinh nguyệt vài ngày, sau đó sụt giảm. Sự sụt giảm nồng độ Progesterone sẽ kích thích ruột tạo ra phân lỏng và khiến chúng ta đi ngoài với tần suất nhiều hơn. Đây là lý do nhiều chị em bị tiêu chảy trước và trong kỳ kinh.

Do Prostaglandin tiết ra quá nhiều

Prostaglandin là loại hợp chất giống như hormone, có khả năng gây co cơ, làm mạch máu co thắt, giãn nở… Hormone này được tiết ra trước khi chị em đến tháng. Nồng độ Prostaglandin sẽ tăng ngày càng cao để gây ra các cơn co thắt tử cung, giúp lớp niêm mạc tại đây bong ra.

Prostaglandin gây co thắt tử cung cũng như kích thích tiêu hóa

Prostaglandin gây co thắt tử cung cũng như kích thích tiêu hóa

Song, khi nồng độ của Prostaglandin tăng quá cao dẫn đến dư thừa. Khi đó, chị em sẽ bị đau bụng kinh do tử cung co bóp nhiều hơn. Và, lượng hormone dư thừa có thể đi vào ruột, gây ra các cơn co thắt tại ruột. Thức ăn sẽ bị giảm tốc độ hấp thụ tại ruột và đi qua ruột già nhanh hơn dẫn đến tiêu chảy.

Các lý do khác

Hiện tượng kinh nguyệt kèm tiêu chảy còn có thể xảy ra do một số lý do khác. Ví dụ chế độ ăn uống bị thay đổi đột ngột. Chị em ăn phải một số loại thức ăn, đồ uống lạ, gây kích thích tiêu hóa. Hoặc một nguyên nhân khác là do tập thể dục quá sức. Hoặc cũng có thể là do cơ thể bị căng thẳng, stress…

Làm gì khi bị tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt?

Tình trạng đến kỳ kinh nguyệt bị tiêu chảy gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho các chị em. Dưới đây là một số phương án chị em có thể tham khảo và áp dụng nếu gặp phải tình trạng này.

Uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải nếu cần

Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất nước. Chị em cần uống nhiều nước. Nếu cần thiết thì nên bổ sung cả chất điện giải. Các loại nước điện giải mà chị em có thể uống là nước dừa, nước uống thể thao, oresol… Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali như chuối, măng tây, cải kale… để tránh tình trạng tiêu chảy làm cạn kiệt lượng kali trong cơ thể.

Nước dừa giúp bổ sung điện giải khi bị tiêu chảy

Nước dừa giúp bổ sung điện giải khi bị tiêu chảy

Tăng cường các thực phẩm chứa chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có tác dụng loại bỏ bớt chất lỏng dư thừa khi tiêu hóa. Do đó, việc tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan sẽ giúp giảm tình trạng bị tiêu chảy khi có kinh. Chất xơ hòa tan có nhiều trong đậu đen, yến mạch, bơ, khoai lang… Chị em có thể thêm các thực phẩm này vào bữa ăn của mình.

Thả lỏng đầu óc, tâm trí, giảm căng thẳng

Căng thẳng tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt tại ruột trong kỳ kinh. Dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy khi có kinh. Vì vậy, để giảm tình trạng này, chị em hãy thả lỏng tâm trí, giữ cho tinh thần của mình được thoải mái, tránh xa stress. Để làm điều này, các bạn có thể thực tập thiền định. Hoặc vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga tốt cho kinh nguyệt, hoặc đi dạo. Hay đơn giản chỉ là bật bản nhạc yêu thích và nằm thư giãn ngay tại chiếc giường êm ái của mình.

Thiền định giúp chị em thả lỏng, thư giãn, giảm căng thẳng rất tốt

Thiền định giúp chị em thả lỏng, thư giãn, giảm căng thẳng rất tốt

Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây kích ứng tiêu hóa

Một số loại đồ ăn, thức uống có thể làm tình trạng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt trầm trọng hơn. Ví dụ như đồ chiên rán, đồ sống, nước giải khát có ga, bia rượu… Chị em nên tránh xa các loại thực phẩm, đồ uống này. Thay vào đó nên chọn các món ăn ấm nóng, quen thuộc, ít dầu mỡ…

Tiêu chảy trong thời kỳ kinh nguyệt có sao không? Khi nào cần đi khám?

Bị tiêu chảy tiền kinh nguyệt hay trong hoặc sau kỳ kinh là điều hoàn toàn bình thường. Chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có xu hướng trầm trọng hơn (kéo dài, tần suất đi ngoài quá nhiều) kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì chị em cần cẩn trọng.

  • Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Đau bụng dưới dữ dội
  • Khu vực xương chậu bị đau nhức khó kiểm soát
  • Đau nhức và bị chuột rút
  • Bị nôn hoặc buồn nôn
  • Người mệt mỏi, xanh xao, uể oải

Nếu có các dấu hiệu này, chị em nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn các phương án điều trị phù hợp cho chị em.

Nên đi thăm khám bác sĩ tình trạng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt quá trầm trọng

Nên đi thăm khám bác sĩ tình trạng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt quá trầm trọng

Các biện pháp phòng ngừa bị tiêu chảy khi tới tháng

Nếu chị em hay gặp tình trạng gần tới kỳ kinh bị tiêu chảy hoặc là bị trong kỳ kinh thì có thể tham khảo một biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Một vài ngày trước khi “rụng dâu”, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, khoai lang… Hoặc một số loại rau xanh như cải bắp, súp lơ, rau muống… Chất xơ làm cho phân rắn hơn, giúp phòng ngừa tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Chị em có thể cân nhắc bổ sung thêm các thực phẩm có chứa lợi khuẩn probiotic. Ví dụ như kim chi, sữa chua Kefir, Kombucha, dưa bắp cải muối… Lợi khuẩn có trong các thực phẩm, đồ uống này sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy.

Ngoài ra, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn trước kỳ kinh. Thuốc giảm đau sẽ giúp hạn chế tác động của prostaglandin, giúp giảm đau bụng kinh cũng như tình trạng co thắt ruột gây tiêu chảy.

Bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt cũng như trước và sau khoảng thời gian đặc biệt này. Nếu có thắc mắc gì cần tư vấn, chị em hãy nhắn tin cho Dieukinheva.com.vn nhé. Chúc chị em luôn tươi trẻ!

Bài viết liên quan

Để lại bình luận