Rối loạn nội tiết sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và ảnh hưởng tới sức khỏe
Rối loạn nội tiết sau sinh là cụm từ khá quen thuộc với các chị em bỉm sữa. Song, không phải ai cũng hiểu rõ được nguyên nhân, dấu hiệu, biểu hiện của tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, Dieukinheva xin chia sẻ tới các bạn những thông tin tổng quát về tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ sau khi sinh con.
Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh con
Rối loạn nội tiết sau sinh là như thế nào?
Rối loạn nội tiết sau sinh là tình trạng các hormone nội tiết nữ bị mất cân bằng, tăng / giảm bất thường giai đoạn sau khi sinh con. Sự mất cân bằng này khiến cho chị em phụ nữ bị thay đổi cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Thông thường, nồng độ hormone nữ trong cơ thể phái đẹp sẽ giữ ở mức độ cân bằng. Khi đó, chị em sẽ có được thể chất và cảm xúc, sinh lý ổn định. Vì hormone nữ chi phối rất nhiều đến vóc dáng, da dẻ, nhan sắc, sự dẻo dai…. của phái đẹp. Đặc biệt là chức năng sinh lý, nhu cầu tình dục… Khi sự rối loạn nội tiết xảy ra, những điều này chắc chắn chịu sự ảnh hưởng không nhỏ.
Sự thay đổi của nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh diễn ra như thế nào?
Trong quá trình mang thai, 2 loại nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone sẽ tăng đều đặn để hỗ trợ thai nhi trong tử cung. Sau khi sinh xong, nồng độ của 2 loại hormone này sẽ giảm xuống. Lúc này, các loại hormone khác là oxytocin và prolactin sẽ tăng lên.
Ở tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau sinh, nồng độ hormone sẽ tiếp tục thay đổi. Sự thay đổi này có thể gây ra một số vấn đề về tâm lý ở người mẹ. Đặc biệt, nếu không được kiểm soát tốt, các mẹ bỉm sữa có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh xuất hiện ở nhiều chị em do rối loạn nội tiết sau sinh
3 tháng sau sinh, nồng độ hormone có thể ngang bằng với thời điểm trước khi mang thai. Song, các loại hormone trong cơ thể mẹ bỉm sữa vẫn chưa đạt độ cân bằng. Cụ thể, nồng độ của cortisol (hormone căng thẳng) có thể tăng cao. Trong khi melatonin, serotonin lại bị giảm, gây mất ngủ, căng thẳng…
6 tháng sau sinh, tùy theo việc trẻ bú bình hay bú sữa mẹ mà nồng độ nội tiết tố ở cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi. Nếu trẻ giảm bú sữa mẹ thì nồng độ hormone prolactin sẽ sụt giảm. Nếu trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ, thì hormone này vẫn sẽ có thể duy trì, các hormone khác sẽ vẫn bị ức chế.
Khi nào nồng độ các hormone nội tiết trở lại như bình thường? Thời điểm sẽ tùy theo cơ địa mỗi người. Thông thường là tầm khoảng 6 tháng sau sinh. Lúc này, nồng độ estrogen và progesterone sẽ trở lại mức trước khi mang thai. Nhiều mẹ bỉm cũng có kinh lần đầu tiên sau sinh vào khoảng thời gian này.
Các dấu hiệu rối loạn nội tiết sau sinh
Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh có khá nhiều. Dưới đây là một số biểu hiện rối loạn nội tiết sau sinh thường gặp mà các chị em có thể tham khảo!
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, người lâng lâng
- Tăng cân, khó giảm cân dù cho ăn uống theo chế độ
- Khó tập trung, khó ghi nhớ, nhanh quên, có thể mất trí nhớ ngắn hạn
- Có thể bị đau nửa đầu
- Mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ kém chất lượng
- Hay lo lắng, nhạy cảm, dễ khóc, dễ tổn thương, tủi thân, suy nghĩ nhiều mà không rõ nguyên nhân
- Rụng tóc, da khô sần, thô ráp, dễ bị sạm, nám
- Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo
- Rối loạn kinh nguyệt
Các dấu hiệu để nhận biết nội tiết sau sinh bị rối loạn
Phụ nữ sau sinh rối loạn nội tiết tố có làm sao không?
Tình trạng nội tiết tố rối loạn sau sinh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ bỉm. Cả về sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần!
Ảnh hưởng sức khỏe thể chất
Khi nội tiết bị rối loạn, chị em sẽ cảm thấy cơ thể hay bị mệt mỏi, lâng lâng, uể oải, hụt hơi, thở dốc… Nhiều chị em bị tăng cân, khó kiểm soát cân nặng, khó ngủ, thèm ăn đồ ngọt, đồ mặn… Trí nhớ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Không ít chị em rơi vào tình trạng nhớ nhớ quên quên, khó tập trung… Nội tiết thiếu cân bằng cũng làm chị em gặp tình trạng “khô hạn”, không có ham muốn với “chuyện ấy”… Làn da, mái tóc, vóc dáng… của chị em cũng bị ảnh hưởng. Dễ bị khô da, mọc mụn trứng cá, khô sạm, lão hóa, rụng tóc, sâu răng, bị các bệnh liên quan đến nướu, mắt…
Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần, tâm lý, cảm xúc của chị em cũng bị chi phối bởi sự rối loạn hormone. Khi đó, chị em sẽ khó kiểm soát được tâm trạng, dễ vui buồn, cáu giận. Có thể nhạy cảm hơn, khóc nhiều hơn, tiêu cực hơn bình thường mà không rõ lý do. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm.
Nội tiết tố nữ bị rối loạn sau khi sinh con gây ra rất nhiều ảnh hưởng
Cách điều trị rối loạn nội tiết tố sau sinh
Nếu thấy có các dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ, các mẹ bỉm sữa nên đi khám chuyên khoa. Sau khi thực hiện các xét nghiệm nội tiết cần thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cùng một số tư vấn để chị em sớm lấy lại sự ổn định, cân bằng. Nhìn chung, để điều trị nội tiết rối loạn sau sinh sẽ có 2 hướng.
Sử dụng thuốc nội tiết
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội tiết, tình trạng rối loạn nội tiết, thể trạng… các bác sĩ có thể kê đơn thuốc nội tiết cho bạn sử dụng. Đối với loại thuốc này, bạn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Liều lượng, liệu trình sử dụng thuốc nội tiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Áp dụng các cách cân bằng nội tiết tự nhiên
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các mẹ bỉm có thể áp dụng các cách cân bằng nội tiết tố sau sinh hiệu quả chị em nên biết. Ví dụ như:
Sử dụng các loại vitamin, thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là các mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn. Không nên kiêng khem quá nhiều, hoặc ăn uống vô độ. Đa dạng các nhóm chất trong thực đơn hàng ngày. Nên bổ sung thêm các loại hạt, các loại cá béo… vào bữa ăn.
Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng sẽ góp phần giúp các mẹ bỉm ổn định nội tiết
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn rất có lợi cho việc ổn định nội tiết. Các mẹ bỉm có thể tập yoga, hoặc đi bộ, tập pilates. Tập một số bài tập giãn cơ hay kháng lực vừa sức vừa có tác dụng tốt cho thể chất, vừa giúp chị em thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
Giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, tích cực. Nếu có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, chị em nên chia sẻ với chồng, người thân, bạn bè. Trong trường hợp cần thiết, chị em có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Trên đây là các thông tin về tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh mà các chị em có thể tham khảo. Đừng quên theo dõi Dieukinheva.com.vn để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!