có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt
Bệnh Lý Kinh Nguyệt

Giải đáp thắc mắc: Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không?

Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không là thắc mắc của nhiều chị em. Đặc biệt là những chị em đang có thói quen, hoặc lịch trình chạy bộ hàng ngày. Nhiều người cho rằng, “ngày rụng dâu” không ảnh hưởng gì đến việc chạy bộ cả. Nhưng cũng có chị em cho rằng, trong ngày “đèn đỏ”, nếu chạy bộ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy đâu là đáp án chính xác cho câu hỏi bị kinh nguyệt có nên chạy bộ không? Hãy cùng Dieukinheva tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không?

Chạy bộ là một trong những hoạt động thể dục đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lợi ích của chạy bộ đối với chị em cũng không hề thay đổi kể cả trong “ngày đèn đỏ”. Cụ thể:

Chạy bộ giúp giải phóng hormone “hạnh phúc” Endorphin

Endorphin được xem là một loại hormone của sự “hạnh phúc”. Vì loại hormone này giúp chúng ta có những cảm xúc tích cực (vui vẻ, sung sướng, thỏa mãn…). Đồng thời giúp giảm cảm giác đau đớn, căng thẳng, cải thiện tâm trạng.

Chạy bộ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều hormone hạnh phúc Endorphin

Chạy bộ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều hormone hạnh phúc Endorphin

Khi chạy bộ, hormone Endorphin sẽ được cơ thể tiết ra một cách tự nhiên. Nhờ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Với những chị em hay bị mệt mỏi, uể oải, tâm trạng thay đổi thất thường khi tới tháng, việc chạy bộ sẽ hỗ trợ “xử lý” những vấn đề này tương đối hiệu quả.

Chạy bộ giúp ổn định cảm xúc, tâm trạng

Khi tới tháng, việc chị em tập thể dục thể thao sẽ giúp ổn định cảm xúc, tâm trạng rất tốt. Bao gồm cả việc chạy bộ. Khi chạy bộ, tâm trạng của chị em sẽ được cải thiện, các cảm xúc căng thẳng, stress được giải tỏa nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Chưa kể, khi chạy bộ tại những nơi như công viên, bờ sông, đường nội khu…, chị em sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với không khí trong lành, với thiên nhiên, cây cối… Những điều này sẽ giúp nâng cao tinh thần đáng kể. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi chạy bộ cũng giúp chị em dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc hơn. Chị em nào hay bị mất ngủ khi tới kỳ kinh sẽ thấy cải thiện rất nhiều.

Xem thêm: TOP thói quen gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh cần tránh càng xa càng tốt

Chạy bộ giúp giảm các triệu chứng trong kỳ kinh

Khi tới tháng, không ít chị em gặp phải các triệu chứng như chuột rút, đau bụng kinh, đau lưng… Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc chạy bộ nhẹ nhàng sẽ giúp giải quyết những vấn đề này.

Chạy bộ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau bụng kinh

Chạy bộ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau bụng kinh

Vì chạy bộ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó, giúp thư giãn, giảm sự căng cứng ở nhiều bộ phận. Chưa kể hormone Endorphin tiết ra trong khi chạy bộ còn có khả năng giảm đau nên chị em sẽ không bị những cơn đau bụng kinh, đau lưng, đau ngực… làm phiền nữa.

Chạy bộ khi tới tháng đem đến rất nhiều lợi ích cho chị em. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không?” là CÓ.

Lưu ý cần nhớ khi chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt

Trong “ngày đèn đỏ”, chị em phải đối mặt với rất nhiều thay đổi cả về tâm, sinh lý cũng như thể chất. Do đó, ngay cả khi chạy bộ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất, tinh thần của chị em thì chị em cũng cần phải ghi nhớ một số điều. Nếu không sẽ rất dễ gặp phải tình trạng “lợi bất cập hại”. Dưới đây là những lưu ý dành cho phái đẹp nếu lựa chọn chạy bộ khi tới kỳ.

Không nên chạy quá sức, quá đà. Vì điều này có thể khiến cơ thể, tâm trạng dễ bị stress, áp lực hơn. Hãy căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, tâm trạng, cảm xúc của bạn để quyết định xem có nên chạy bộ hãy không.

Hãy uống đủ lượng nước cần thiết. Việc uống đủ nước sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, giảm cảm giác mệt mỏi, căng cơ, chuột rút…

Lựa chọn trang phục, quần áo lót, giày chạy bộ phù hợp. Bạn có thể chuyển sang dùng tampon hoặc cốc nguyệt san, quần nguyệt san thay vì băng vệ sinh. Vì những sản phẩm này sẽ giúp bạn thoải mái, thuận tiện hơn khi vận động mà không lo bị “rớt dâu”.

Đừng quên khởi động, làm nóng cơ thể trước khi chạy bộ. Việc khởi động sẽ giúp bạn tránh được các chấn thương. Cũng đừng quên giãn cơ sau khi chạy vì giãn cơ sẽ giúp các cơ bắp không bị căng cứng, đau nhức.

Giãn cơ sau khi chạy bộ giúp chị em không bị đau nhức cơ bắp

Giãn cơ sau khi chạy bộ giúp chị em không bị đau nhức cơ bắp

Lời khuyên của Dieukinheva dành cho bạn

Nếu đã quyết định chạy bộ khi tới tháng, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp việc chạy bộ của bạn trở nên dễ dàng và đem lại các hiệu quả tích cực hơn cho sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

Hãy lắng nghe cơ thể

Đây là một điều rất quan trọng. Kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian rất nhạy cảm mà chị em gái nào cũng phải trải qua. Trong giai đoạn này, điều bạn cần làm hơn bao giờ hết đó là lắng nghe chính mình.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, thấy không thoải mái, hãy dừng lại và nghỉ ngơi, cho phép bản thân thư giãn. Đừng ép buộc bản thân phải vận động, dù là chạy bộ hay tập luyện nếu cơ thể bạn chưa thấy sẵn sàng.

Thay thế chạy bộ bằng các loại hình vận động khác

Bạn có thể cân nhắc việc thay thế chạy bộ bằng các loại hình vận động khác. Ví dụ như đi bộ nhanh, hoặc đạp xe nhẹ nhàng, hoặc tập pilates, yoga… Những hoạt động này vẫn đem lại tác dụng không thua kém gì với chạy bộ.

Thay vì chạy bộ khi tới tháng, chị em có thể tập yoga cũng rất tốt

Thay vì chạy bộ khi tới tháng, chị em có thể tập yoga cũng rất tốt

Uống đủ nước và ăn đủ chất

Nếu chạy bộ khi có kinh nguyệt, hãy đảm bảo uống đủ nước và có một chế độ ăn uống cân bằng để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đừng quên bổ sung thêm chất xơ, các loại hạt, trái cây… vào bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm này vừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, vừa giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.

Qua bài viết trên đây các bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi “Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không?”. Cùng với đó là những lưu ý, lời khuyên hữu ích nếu bạn lựa chọn chạy bộ trong ngày “đèn đỏ”.

Tóm lại, việc chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khoẻ, tâm trạng của mỗi chị em. Dieukinheva.com.vn mong bạn hãy luôn lắng nghe cơ thể của mình để có được lựa chọn phù hợp nhất.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận