Chuột rút trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và các cách xử lý hiệu quả
Chuột rút trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng không quá hiếm gặp. Hiện tượng này có thể xảy ra trước khi kỳ kinh bắt đầu hoặc kéo dài 1 – 2 ngày trong chu kỳ. Cơn đau do chuột rút kinh nguyệt gây ra có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt của chị em. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân và các cách xử lý, ngăn chặn tình trạng này được chị em rất quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Dieukinheva sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân gây chuột rút kinh nguyệt. Cùng với đó là 14 biện pháp giúp chị em cải thiện triệu chứng này. Mời các bạn cùng theo dõi!
Nguyên nhân xảy ra tình trạng bị chuột rút khi hành kinh
Nguyên nhân chủ yếu gây ra chuột rút trong kỳ kinh nguyệt là do sự gia tăng của hormone Prostaglandin. Hormone này có tác dụng kích thích tử cung co thắt để làm bong niêm mạc. Lớp niêm mạc này sẽ thoát ra ngoài qua đường âm đạo dưới dạng máu kinh. Khi nồng độ Prostaglandin tăng cao, sẽ gây co thắt cơ, dẫn đến chuột rút ở các bộ phận khác trong cơ thể. Như bụng dưới, lưng, đùi, bắp chân…
Chuột rút trong kỳ kinh nguyệt có thể bị ở vùng bụng dưới, lưng, hoặc chân…
Ngoài ra, hormone này cũng là nguyên nhân của các triệu chứng khó chịu khác trong kỳ kinh như đau đầu, tiêu chảy, xì hơi…
Một số người dễ bị chuột rút trong kỳ kinh hơn, bao gồm:
- Những người dưới 30 tuổi
- Người bị rong kinh, ra nhiều máu kinh trong chu kỳ
- Bị chảy máu âm đạo bất thường
- Có tiền sử gia đình (mẹ, chị, em…) cũng bị chuột rút kinh nguyệt
- Dậy thì sớm
Các cách xử lý chuột rút khi tới tháng
Dưới đây là các cách xử lý chuột rút trong kỳ kinh nguyệt để chị em tham khảo và áp dụng.
Sử dụng miếng dán chườm nóng, giữ ấm
Bạn có thể giảm chuột rút trong kỳ kinh bằng cách dán miếng chườm nóng lên vùng bị chuột rút. Miếng dán này giúp làm giãn các cơ đang bị co thắt. Đồng thời, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn giúp giảm đau hiệu quả. Miếng dán giữ nhiệt này rất tiện lợi, dễ dùng. Nhưng nếu không có, thì bạn có thể thay thế bằng chai nước nóng hoặc túi sưởi, túi chườm.
Miếng dán sưởi ấm giúp chị em giảm chuột rút khi tới tháng
Massage bằng tinh dầu
Nghiên cứu cho thấy massage vùng bị chuột rút bằng tinh dầu mang lại hiệu quả giảm đau rất đáng kể. Các tinh dầu nên chọn là tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa hồng, kinh giới, quế, đinh hương… Vì chúng có chứa hợp chất giúp giảm đau.
Bạn có thể mix các loại tinh dầu này với dầu dừa hoặc dầu jojoba giúp việc massage dễ dàng hơn. Hãy thoa thử một chút dầu lên da trước để xem có bị dị ứng không. Sau đó massage nhẹ nhàng vùng bị chuột rút bằng các chuyển động xoay tròn.
Massage bằng tinh dầu cũng là cách giúp giảm đau khi bị chuột rút kinh nguyệt hiệu quả
Xem thêm: Ích mẫu có công dụng gì đối với kinh nguyệt phái đẹp?
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Nếu bạn bị chuột rút khi có kinh quá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, hãy dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Các loại thuốc này không chỉ giúp làm giảm đau, giảm viêm mà còn giúp hạ nồng độ hormone prostaglandin xuống. Từ đó giúp giảm các triệu chứng chuột rút, đau bụng kinh một cách hiệu quả hơn.
Lưu ý là bạn nên uống thuốc ngay khi thấy có dấu hiệu chuột rút đầu tiên. Nếu bạn có vấn đề về tim, gan hoặc thận, hay bị hen suyễn, viêm loét dạ dày… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Một số loại thuốc giảm đau có thể giúp chị em vượt qua chứng chuột rút khi có kinh
Tập thể dục
Một số động tác vận động nhẹ nhàng, cường độ thấp có thể giúp giảm đau do chuột rút trong kỳ kinh. Ví dụ như Yoga, đi dạo ngoài trời, khiêu vũ. Hoặc bất cứ hoạt động nào bạn yêu thích.
Dùng thực phẩm bổ sung
Theo các nghiên cứu, việc bổ sung một số khoáng chất, vitamin như vitamin E, B6, B1, magie, kẽm… sẽ giúp giảm tình trạng chuột rút khi có kinh nguyệt khá hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể uống các loại thực phẩm bổ sung có chứa những chất này.
Thực phẩm bổ sung cũng là một lựa chọn khi chị em bị chuột rút trong kỳ kinh
Làm gì để ngăn chuột rút trong kỳ kinh nguyệt?
Chuột rút trước kỳ kinh hay trong kỳ kinh đều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em. Vậy bạn có thể làm gì để ngăn ngừa tình trạng này? Dưới đây là một số cách!
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất
Trước và trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày chất xơ, các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Ví dụ các loại rau màu xanh lá (rau bina, cải kale, súp lơ xanh…), cá hồi, các loại quả mọng, quả họ cam chanh… Những loại thực phẩm này giúp giảm thiểu hormone prostaglandin. Đồng thời giúp kháng viêm, giảm sự co thắt, căng cơ.
Tập thể dục
Việc tập thể dục thường xuyên giúp cho các cơ được thả lỏng, tăng sự dẻo dai, linh hoạt. Ngoài ra, còn giúp tâm trạng, tinh thần thoải mái hơn nhờ hormone endorphin. Việc tập thể dục này nên được duy trì cả trước, trong và sau kỳ kinh. Bạn có thể tham khảo các bài tập như yoga, pilates, đi bộ hoặc đạp xe… Đây là những bài tập vừa giúp giảm nguy cơ bị chuột rút trong kỳ kinh nguyệt, vừa tốt cho sức khoẻ tổng thể.
Tập thể dục là một biện pháp hiệu quả để giảm chuột rút trước và trong kỳ kinh
Tránh xa caffeine, đồ uống có cồn, đồ lạnh
Những món đồ uống có chứa cồn, caffeine hay đồ uống lạnh có khả năng làm tăng nguy cơ bị chuột rút trong kỳ kinh. Chúng còn khiến cho cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn, dễ phản ứng với các thay đổi của cơ thể khi tới ngày “đèn đỏ”. Chưa kể, đồ uống lạnh, nhiều đá còn có khả năng làm bạn bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nên hãy tránh xa các món đồ uống này nhé.
Giảm căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress có thể khiến cho tình trạng chuột rút dễ xảy ra cũng như có mức độ trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát stress. Bạn có thể thực hành thiền, tập yoga, hoặc làm những điều bạn yêu thích để giảm bớt căng thẳng.
Thiền giúp bạn kiểm soát căng thẳng, stress rất hiệu quả
Tổng kết
Chuột rút có thể xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Có người chỉ bị chuột rút nhẹ. Nhưng cũng có người bị chuột rút nặng, kéo từ vùng bụng dưới, lưng xuống tới 2 chân. Những trường hợp này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, làm việc, trải nghiệm cuộc sống… của chị em.
Những biện pháp được Dieukinheva.com.vn chia sẻ trên đây hầu hết đều an toàn với sức khỏe. Riêng vấn đề bổ sung các thực phẩm chức năng thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn khi áp dụng biện pháp giảm thiểu chuột rút này. Đặc biệt là trong trường hợp bạn có bệnh lý, cơ địa dị ứng, hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong sản phẩm.