dấu hiệu cường kinh
Bệnh Lý Kinh Nguyệt

Cường kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Cường kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến hiện nay. Song, không phải chị em nào cũng biết rõ cường kinh là như thế nào, có dấu hiệu, biểu hiện ra sao. Đặc biệt, nhiều chị em băn khoăn không biết cường kinh có nguy hiểm không, nếu bị thì phải làm sao, đâu là phương án điều trị hiệu quả nhất. Những thắc mắc, băn khoăn này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây! Mời các chị em cùng theo dõi!

Cường kinh là gì?

Cường kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện là lượng máu kinh ra rất nhiều, kéo dài trong suốt chu kỳ kinh (thường từ 7 ngày trở lên). Trong khi ở chu kỳ kinh bình thường, lượng máu kinh sẽ thường ra nhiều ở những ngày đầu, sau đó giảm dần và hết hẳn ở những ngày cuối. Và số ngày hành kinh bình thường cũng chỉ dao động trong khoảng 2 – 7 ngày.

Cường kinh là tình trạng máu kinh nguyệt tiết ra nhiều và kéo dài bất thường

Cường kinh là tình trạng máu kinh nguyệt tiết ra nhiều và kéo dài bất thường

Nguyên nhân cường kinh

Nguyên nhân gây ra hiện tượng cường kinh có rất nhiều. Trong đó có các nguyên nhân phổ biến dưới đây!

  • Rối loạn hormone

Phái đẹp trong độ tuổi dậy thì, mới có kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh thường bị mất cân bằng nội tiết tố. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng dễ dẫn đến các bất thường trong kỳ kinh nguyệt. Trong đó có cường kinh.

  • Có polyp cổ tử cung hoặc buồng tử cung

Chị em có polyp ở cổ tử cung hoặc buồng tử cung thường bị cường kinh. Các polyp này gây chảy máu kinh nguyệt nhiều và kéo dài vì có sự tăng sinh mạch máu bất thường.

  • U xơ tử cung

Bệnh lý này thường xuất hiện do sự rối loạn của nội tiết tố nữ. Đa số các chị em bị u xơ tử cung cũng gặp phải tình trạng cường kinh.

U xơ tử cung là một trong những nguyên nhân gây ra ra tình trạng máu kinh ra quá nhiều

U xơ tử cung là một trong những nguyên nhân gây cường kinh

  • Lạc nội mạc tử cung

Người bệnh thường bị cường kinh, đi kèm cơn đau vùng chậu ngay trước và trong kỳ kinh. Ngoài ra, chị em còn thường xuyên bị đau bụng dữ dội dưới trong ngày hành kinh. Đôi khi bị chảy máu bất thường giữa chu kỳ.

  • Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ khá phổ biến ở nữ giới. Đây là một bệnh viêm mãn tính, có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe của bệnh nhân. Đối với chị em phụ nữ, có thể bị rối loạn kinh nguyệt, ra kinh nhiều bất thường, kéo dài.

  • Ung thư cổ tử cung

Đây cũng là một nguyên nhân gây cường kinh khá thường gặp. Bệnh xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường của tế bào cổ tử cung, chủ yếu do virus HPV gây ra.

Tham khảo thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Triệu chứng và cách khắc phục

Biểu hiện, triệu chứng, dấu hiệu cường kinh

Tình trạng cường kinh sẽ có các biểu hiện, triệu chứng nhận biết điển hình như sau:

  • Lượng máu kinh > 80ml, kéo dài trên 7 ngày

Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cường kinh. Nếu bị cường kinh, lượng máu kinh mỗi chu kỳ sẽ từ 80ml trở lên (thông thường chỉ 60ml). Thời gian hành kinh kéo dài > 7 ngày (thông thường chỉ từ 2 – 7 ngày).

Máu kinh ra quá nhiều là dấu hiệu điển hình của cường kinh

Máu kinh ra quá nhiều là dấu hiệu điển hình của tình trạng này

  • Máu kinh thấm hết 1 băng vệ sinh trong vòng 1 – 2 giờ

Nếu bạn thấy máu kinh chảy nhiều, thấm hết băng vệ sinh chỉ sau 1 – 2 giờ. Bạn phải thay băng vệ sinh liên tục thì đây có thể là một dấu hiệu của cường kinh. Vì thông thường, với lượng máu kinh bình thường, băng vệ sinh sẽ thấm hết sau khoảng 3 – 4 giờ. Ngoài ra, bạn còn cần phải thay băng vệ sinh nhiều lần trong 1 đêm. Trong trường hợp bạn dùng cốc nguyệt san sẽ thấy rõ lượng máu kinh nhiều hơn hẳn.

  • Máu kinh đông thành cục có kích thước lớn

Có cục máu đông nhỏ lẫn trong máu kinh là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu kích thước của cục máu đông này lớn hơn ¼ kích thước băng vệ sinh thì đó lại là một biểu hiện nhận biết cường kinh.

Ngoài các triệu chứng trên, còn có một số dấu hiệu khác. Ví dụ đau bụng dưới dữ dội, da dẻ xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn…trong ngày đèn đỏ.

Cường kinh có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cường kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh.

Cụ thể, lượng máu kinh ra quá nhiều nên dễ gây mất máu và thiếu sắt. Chị em sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, không có sức sống, cơ thể suy nhược, xanh xao. Sức khỏe thể chất và tâm lý đều bị ảnh hưởng.

Cường kinh làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý phái đẹp

Cả sức khỏe và tâm lý phái đẹp đều bị ảnh hưởng bởi rối loạn này

Việc ra máu kéo dài, phải thay băng vệ sinh nhiều lần trong ngày khiến chị em gặp nhiều phiền phức trong sinh hoạt, công việc… Chưa kể, rối loạn này còn khiến việc giữ vệ sinh phụ khoa của chị em khó khăn. Từ đó dễ gây ra các viêm nhiễm không đáng có cho “cô bé”.

Bên cạnh đó, đây còn là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp, ung thư cổ tử cung… Do đó, chị em cần lưu ý các biểu hiện để thăm khám kịp thời.

Cách điều trị cường kinh như thế nào?

Vậy bị cường kinh thì phải làm sao? Tùy theo nguyên nhân, tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân… mà các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị cường kinh phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa cường kinh phổ biến hiện nay.

  • Điều trị nội khoa

Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc. Ví dụ như thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai (có thể kết hợp đặt vòng). Hoặc thuốc Ulipristal acetate nếu nguyên nhân gây bệnh là do u xơ tử cung.

Người bị cường kinh có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để điều trị bệnh

  • Can thiệp phẫu thuật

Bác sĩ có thể thực hiện các can thiệp phẫu thuật nếu người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa. Các phẫu thuật có thể là bóc tách u xơ tử cung, đốt nội mạc tử cung hoặc cắt tử cung… trong trường hợp cấp thiết.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về hiện tượng cường kinh để các chị em tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, chị em đã biết được đây là bệnh gì, dấu hiệu, nguyên nhân. Cùng với đó là cách chữa trị bệnh lý này. Tại Dieukinheva.com.vn còn có rất nhiều bài viết về bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt. Chị em hãy theo dõi web để không bỏ lỡ các kiến thức, thông tin hữu ích nhé!

Related posts

Leave a Comment