nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì
Bệnh Lý Kinh Nguyệt

Nguyên nhân đau bụng kinh là gì? Tại sao chị em đau bụng khi đến tháng?

Đau bụng kinh là tình trạng nhiều chị em gặp phải khi đến ngày “rụng dâu”. Có chị em đau lâm râm, ngâm ngẩm, có chị em lại đau quặn, đau dữ dội… Dù ở mức độ nào, thì tình trạng này cũng khiến các chị em ngán ngẩm, thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ. Vậy nguyên nhân đau bụng kinh là gì? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! Mọi câu trả lời bạn cần sẽ có chi tiết trong bài viết này!

Nguyên nhân gây đau bụng khi đến tháng có rất nhiều

Nguyên nhân gây đau bụng khi đến tháng có rất nhiều

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (thống kinh) là cơn đau vùng bụng dưới xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng. Thời gian và tần suất xuất hiện cơn đau của mỗi người khác nhau. Có chị em chỉ bị đau nhẹ trước và trong ngày đầu hành kinh. Có chị em lại bị đau dữ dội, không thể sinh hoạt bình thường, thậm chí ngất xỉu.

Hầu hết chị em đều bị đau bụng khi đến ngày đèn đỏ. Cơn đau này có thể bắt đầu từ trước, kéo dài trong và thậm chí là cả sau khi kỳ kinh kết thúc. Thời gian đau bụng kinh thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Nhưng cũng có nhiều chị em bị đau kéo dài. Thông thường ngày đầu tiên sẽ là ngày đau nhất. Đau bụng kinh thường đau ở vùng bụng dưới đi kèm với đau mỏi lưng, đau vùng chậu…

Nguyên nhân đau bụng kinh là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến hơn cả:

Do cơ chế tác động tự nhiên của tử cung trong kỳ kinh nguyệt

Khi hành kinh, cơ trong tử cung sẽ phải co bóp để tống máu kinh ra ngoài. Lúc này, các mô trong tử cung bị thiếu oxy do bị chèn ép nên sẽ phóng ra các chất làm tử cung co thắt mạnh hơn. Cơ chế này sẽ làm chị em cảm nhận được những cơn đau ở bụng dưới trong ngày đèn đỏ.

Trong ngày hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống máu kinh ra ngoài cơ thể

Trong ngày hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống máu kinh ra ngoài cơ thể

Do nội tiết tố bị thay đổi

Trong ngày “đèn đỏ”, nội tiết tố của chị em sẽ có sự thay đổi nhất định, đặc biệt là 2 hormone progesterone và prostaglandin. 2 loại hormone này sẽ tác động vào tử cung, làm cho tử cung co bóp nhiều hơn, gây ra những cơn đau bụng kinh.

Nội tiết tố rối loạn cũng là một trong những nguyên nhân gây rong kinh sau sinh. Chị em nếu gặp tình trạng này thì có thể tham khảo thêm bài viết: Rong kinh sau sinh là bị làm sao, dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa như thế nào?

Do bệnh lý

Một nguyên nhân đau bụng kinh nữa cũng khá phổ biến đó là các bệnh lý phụ khoa. Ví dụ lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hội chứng tiền kinh nguyệt… Những bệnh lý này khiến cho cơn đau bụng trong kỳ kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn.

Do vòng tránh thai

Cơn đau bụng kinh có thể dữ dội hơn ở một số chị em mới đặt vòng tránh thai. Vì cơ thể cần thời gian để làm quen với dụng cụ ngừa thai này nên có thể tình trạng đau bụng kinh sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng rồi sẽ giảm dần.

Vòng tránh thai cũng có thể khiến cơn đau nặng hơn

Vòng tránh thai cũng có thể khiến cơn đau nặng hơn

Do dị tật bẩm sinh

Cổ tử cung hẹp, tử cung gập… cũng là những lý do gây ra những cơn đau bụng vào kỳ kinh nguyệt của chị em. Vì những dị tật này khiến cho máu kinh khó lưu thông, tăng áp lực lên tử cung, làm tử cung phải co bóp mạnh hơn.

Do chế độ ăn uống

Một số thực phẩm, đồ uống có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng nhiều hơn khi đến ngày “rụng dâu”. Đó là các món chiên rán nhiều dầu mỡ, fastfood, đồ ngọt, rượu, đồ uống chứa caffeine… Những loại thực phẩm này làm cơ thể bị tích nước, đầy hơi, dễ gây viêm, làm tăng tiết hormone prostaglandin… Và kết quả là khiến cho cơn đau bụng kinh nặng hơn.

Do di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong gia đình, nếu các bà mẹ bị đau bụng kinh thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị đau bụng khi đến tháng.

Nếu nguyên nhân đau bụng kinh là do nội tiết, thực phẩm, bẩm sinh, di truyền… thì sẽ không đáng lo ngại. Song, nếu nguyên nhân đến từ các bệnh lý phụ khoa, vòng tránh thai… thì tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để có phương án điều trị kịp thời.

Nếu nguyên nhân đau bụng kinh do bệnh lý, cần thăm khám chuyên khoa

Nếu nguyên nhân đau bụng kinh do bệnh lý, cần thăm khám chuyên khoa

Một số cách giúp giảm đau bụng kinh dễ áp dụng

Những cơn đau bụng kinh đem đến rất nhiều bất tiện, cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các chị em. Để ngày đèn đỏ trở nên dễ chịu hơn, giảm bớt cảm giác đau bụng dưới, chị em có thể áp dụng một số cách dưới đây!

  • Dùng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới. Cách này sẽ giúp giảm bớt các cơn co thắt, tăng lưu thông máu, giúp giảm đau bụng kinh khá hiệu quả.
  • Tắm nước ấm, ngâm bồn tắm thư giãn cũng là cách giúp giảm đau bụng kinh mà bạn có thể áp dụng. Lưu ý không nên ngâm, tắm quá lâu.
  • Chị em có thể uống Điều Kinh EVA để giảm đau bụng kinh. Đây là viên uống bảo vệ sức khoẻ chiết xuất từ thành phần tự nhiên, giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Sản phẩm có dạng viên hoàn, mùi thơm dễ chịu, rất dễ uống. Rất nhiều chị em đã sử dụng và có phản hồi tốt về công dụng, hiệu quả của viên uống này.

Điều Kinh EVA giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh

Điều Kinh EVA giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh

  • Vận động nhẹ nhàng cũng là cách giúp giảm sự co thắt ở tử cung trong ngày hành kinh. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, hoặc tập yoga… Thiền cũng là một giải pháp tốt vừa giúp giảm đau, vừa thư giãn, giải tỏa căng thẳng tâm lý.
  • Trong ngày đèn đỏ, hãy ưu tiên những món ăn ấm nóng, dễ tiêu hoá như cháo, súp… Hạn chế việc nạp vào cơ thể các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, chất béo… Bạn cũng không nên uống rượu bia, cà phê… vì có thể làm cơn đau nặng hơn.

Qua bài viết trên đây, chị em đã biết nguyên nhân đau bụng kinh là gì. Cùng với đó là những cách đơn giản giúp giảm đau bụng khi đến tháng hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Hotline của Dieukinheva.com.vn nhé!

Bài viết liên quan

Để lại bình luận