Stress ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào? TOP giải pháp dành cho phái đẹp
Stress gây ra nhiều rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống, tâm trạng, sức khoẻ thể chất của chị em phụ nữ. Đặc biệt là vấn đề kinh nguyệt. Song, không phải ai cũng biết stress ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào? Và đâu là giải pháp giúp bạn hạn chế, xử lý vấn đề này. Nếu đây cũng là những vấn đề mà bạn đang thắc mắc, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dieukinheva.
Tìm hiểu khái niệm stress là gì
Stress (căng thẳng) là tên gọi phản ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với các căng thẳng, áp lực đến từ bên ngoài. Ví dụ như công việc, hoạt động thể chất (tập gym, thể dục thể thao quá nặng), tài chính, gia đình, các mối quan hệ bạn bè… Tác động đến từ những yếu tố này ở cường độ mạnh sẽ khiến cho hệ thống thần kinh bị hoạt động quá mức. Về mặt tích cực, nó sẽ khiến chúng ta tập trung cao độ, làm việc năng suất, hiệu quả hơn. Nhưng mặt tiêu cực, khi stress diễn ra trong thời gian dài với tần suất liên tục sẽ khiến chúng ta kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Stress là vấn đề nhiều chị em phải đối diện trong cuộc sống hàng ngày
Mối quan hệ giữa stress và chu kỳ kinh nguyệt
Stress có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phái đẹp thông qua sự tác động lên nội tiết tố trong cơ thể. Cụ thể:
Khi chúng ta bị stress, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các hormone chống stress là cortisol và adrenaline. Trong đó, sự gia tăng nồng độ hormone cortisol sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Đặc biệt là 2 loại hormone nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Khi estrogen và progesterone bị mất cân bằng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, stress cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó làm suy giảm khả năng chống lại các bệnh tật và làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể. Đó là lý do vì sao những chị em bị đau bụng, đau lưng trong kỳ kinh sẽ cảm thấy cơn đau càng dữ dội hơn khi bị stress, căng thẳng.
Xem thêm: U xơ tử cung không nên uống vitamin gì?
Stress ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Stress liên tục trong thời gian dài sẽ phá vỡ sự cân bằng nội tiết, gây ra nhiều tác hại cho chu kỳ kinh nguyệt của phái đẹp. Vậy cụ thể, stress ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào? Dưới đây là các tác động của stress đối với “ngày đèn đỏ” của chị em.
Gây rụng trứng muộn
Stress có thể làm chậm thời gian rụng trứng so với bình thường. Nguyên nhân là do hormone cortisol tăng cao khiến cho trứng khó rụng hơn, làm kéo dài thời gian rụng trứng so với bình thường. Đối với những chị em đang căn ngày rụng trứng để thụ thai, việc stress gây rụng trứng muộn hiển nhiên sẽ gây khó khăn cho việc mang bầu của chị em.
Stress có thể gây rụng trứng muộn, làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị rối loạn, do stress. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn bị stress liên tục kéo dài sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều. Vòng kinh có thể dài hơn hoặc rút ngắn so với thông thường. Số lượng ngày hành kinh cũng không ổn định. Nhiều chị em thậm chí còn bị tắt kinh, vô kinh trong thời gian dài.
Trầm trọng hoá các triệu chứng trong kỳ kinh
Một ảnh hưởng nữa của stress đối với kinh nguyệt đó là làm tăng cường các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt. Bao gồm đau bụng kinh, chuột rút, đầy hơi chướng bụng, đau lưng, mệt mỏi, đau ngực… Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy bị đau bụng kinh dữ dội khi gặp stress, căng thẳng.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần
Sức khoẻ tinh thần của chị em cũng bị ảnh hưởng khá nhiều nếu bị stress. Các ảnh hưởng thường gặp nhất là mất ngủ, đau đầu, cáu gắt, buồn phiền, lo lắng thái quá, suy giảm trí nhớ… Khi sức khoẻ tinh thần không được đảm bảo, chị em sẽ càng khó có thể kiểm soát được tâm trạng trong ngày “đèn đỏ”.
Sức khoẻ tinh thần của chị em cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi stress
Các biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của stress đến kỳ kinh
Khi đã biết được stress ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào, các chị em đều quan tâm đến các biện pháp giải quyết vấn đề. Dưới đây là những biện pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao để các chị em tham khảo!
Xử lý nguyên nhân gây stress càng sớm càng tốt
Tìm hiểu nguyên nhân gây stress và xử lý các vấn đề đó càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi chị em gặp stress trong công việc. Hãy sắp xếp công việc một cách khoa học. Không nên ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc. Bạn nên chia nhỏ công việc và ưu tiên hoàn thành theo mức độ quan trọng.
Chia sẻ, tâm sự với người thân
Chia sẻ vấn đề với những người thực sự thân thiết. Đây là cách giúp giải toả stress khá hiệu quả. Việc nói ra vấn đề bạn đang gặp phải với người khác sẽ giúp bạn phần nào hiểu ra được vấn đề. Có thể người đó cũng sẽ gợi mở cho bạn nhiều ý tưởng mới để giải quyết khúc mắc. Song, bạn hãy “chọn mặt gửi vàng” để chọn đúng người trao gửi tâm sự nhé!
Xây dựng lối sống lành mạnh
Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất. Đây là nguyên tắc vàng giúp bạn có được sự khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó có thể “đối phó” tốt hơn với stress, căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống. Nguyên tắc vàng này cũng giúp bạn cải thiện được chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, không bị rối loạn, thiếu ổn định.
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp chị em quản lý stress hiệu quả hơn
Ngoài ra, chị em cũng có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, điều hoà kinh nguyệt từ thảo dược thiên nhiên như Điều Kinh EVA, Điều Kinh EVA GOLD. Những sản phẩm này sẽ giúp ổn định hormone nội tiết trong cơ thể, làm giảm bớt ảnh hưởng của stress đối với kỳ kinh.
Với những chị em đang gặp vấn đề về u nang, u xơ, buồng trứng đa nang… có thể tham khảo sản phẩm Viên uống Una EVA. Sản phẩm này có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính. Do đó chị em hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nội tiết, chị em cũng đừng quên chăm sóc sức khoẻ vùng kín. Chị em có thể tham khảo dung dịch vệ sinh phụ nữ Eva Care giúp làm sạch vùng kín dịu nhẹ. Hay sản phẩm Phụ khoa EVA hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa, nấm ngứa.
Tổng kết
Stress kéo dài gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phái đẹp. Các biểu hiện thường gặp là vòng kinh không đều, đau bụng kinh, mệt mỏi, nhạy cảm, dễ tức giận… Stress còn có thể làm trì hoãn thời gian rụng trứng. Điều này khiến chị em gặp khó khăn hơn trong việc thụ thai.
Chính vì vậy, việc quản lý stress và áp dụng các biện pháp để giải toả căng thẳng là điều rất quan trọng. Khi bạn quản lý stress tốt kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ổn định hơn. Đồng thời giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt. Ví dụ như đau bụng kinh, đau đầu, mệt mỏi, chuột rút…
Qua bài viết trên đây bạn đã biết Stress ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào. Cùng với đó là các biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng stress. Nếu có điều gì thắc mắc cần được tư vấn, hãy liên hệ với Dieukinheva.com.vn bạn nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.