rối loạn nội tiết tố nữ
Kinh nghiệm sức khỏe điều hòa kinh nguyệt nội tiết tố nữ

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết ra sao?

Rối loạn nội tiết tố nữ là cụm từ quen thuộc với hầu hết chị em phụ nữ. Tình trạng này có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm, sinh lý cho phái đẹp. Song, không phải ai cũng hiểu rõ ràng và đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Dieukinheva sẽ cung cấp tới các bạn một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, tác động, ảnh hưởng của rối loạn hormone nữ. Mời các bạn cùng theo dõi!

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng nội tiết tố nữ bị mất cân bằng, có quá nhiều hoặc quá ít. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, các chức năng sinh lý của cơ thể. Từ đó, dẫn đến những thay đổi về tâm, sinh lý của phụ nữ, gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt, đời sống.

Có những rối loạn nội tiết là sự thay đổi theo sinh lý, không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, diễn ra tạm thời, ví dụ như thay đổi nội tiết tố nữ tuổi dậy thì. Nhưng cũng có trường hợp nội tiết bị rối loạn là do bệnh lý, mãn tính, cần phải điều trị chuyên khoa.

Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố nữ

Rối loạn nội tiết tố nữ nguyên nhân vì sao là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng mất cân bằng này xảy ra do các nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân không thể kiểm soát

  • Tuổi tác, lão hoá: Tuổi càng cao, nồng độ Estrogen càng giảm gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm, tiểu đường, viêm tuỵ… cũng gây ảnh hưởng tới nội tiết tố.
  • Hoá trị, xạ trị: Phụ nữ phải điều trị khối u bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị cũng có tình trạng bị rối loạn nội tiết.
  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng bán phần / toàn phần: 2 hormone sinh dục Estrogen và Progesterone được tạo ra từ buồng trứng. Do đó, khi buồng trứng bị cắt bỏ sẽ dẫn tới sự mất cân bằng hormone.

Tuổi tác càng cao, nồng độ Estrogen càng sụt giảm

Tuổi tác càng cao, nồng độ Estrogen càng sụt giảm

Nguyên nhân có thể kiểm soát

  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Nạp vào cơ thể quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thiếu chất xơ… Ăn quá nhiều hoặc quá kiêng khem. Ăn nhiều muối, thịt đỏ, đồ chế biến sẵn…
  • Sinh hoạt kém lành mạnh: Thức khuya, ngủ không đủ giấc. Giấc ngủ kém chất lượng. Ít vận động, tập luyện thể dục thể thao. Dành quá nhiều thời gian để sử dụng các thiết bị điện tử. Ăn uống không có giờ giấc.
  • Sử dụng thuốc không có chỉ định: Một số loại thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết nếu sử dụng không có chỉ định của bác sĩ, hoặc lạm dụng… sẽ dẫn đến rối loạn hormone nữ.
  • Áp lực, căng thẳng: Stress, căng thẳng thần kinh kéo dài… có thể khiến nội tiết tố thay đổi. Kéo theo đó là rụng tóc, làn da thô ráp, xỉn màu, kinh nguyệt thất thường, khó kiểm soát cảm xúc.
  • Tăng cân hoặc giảm cân: Trọng lượng cơ thể không được kiểm soát tốt, tăng hoặc giảm quá nhanh có thể khiến nội tiết bị ảnh hưởng. Dù thừa cân, béo phì hay quá gầy cũng đều có nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố.

Chị em bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị rối loạn nội tiết rất lớn

Chị em bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị rối loạn nội tiết rất lớn

Rối loạn nội tiết tố nữ có biểu hiện gì?

Khi cơ thể gặp vấn đề này thường có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:

  • Kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh bị rối loạn, đến sớm hoặc đến muộn, thậm chí là tháng có tháng không. Lượng máu kinh, chất lượng máu, thời gian hành kinh cũng bị thay đổi.

  • Da, tóc, móng thay đổi

Làn da khô ráp, sần sùi, dễ bị thâm nám, sạm da. Xuất hiện nhiều nếp nhăn, da có hiện tượng bị chùng, chảy xệ. Tóc rụng nhiều, mất đi sự óng mượt.

  • Giấc ngủ không đảm bảo chất lượng

Chị em dễ bị mất ngủ, khó ngủ. Hoặc ngủ không sâu giấc. Nếu chẳng may tỉnh giấc giữa đêm sẽ khó có thể vào lại giấc như bình thường.

  • Giảm ham muốn với “chuyện ấy”

Khi nội tiết tố bị rối loạn, vùng kín dễ bị khô hạn. Điều này khiến chị em bị đau rát khi quan hệ. Dần dần dẫn đến việc sợ “yêu”, ngại “yêu”, không còn ham muốn với đối phương.

  • Dễ tăng cân, tích mỡ, khó giảm cân

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, thúc đẩy trao đổi chất. Do đó, nếu mất đi sự cân bằng của nội tiết, chị em sẽ dễ bị tăng cân, tích mỡ, khó giảm cân.

  • Thường xuyên thấy mệt mỏi, uể oải, khó tập trung, dễ quên

Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá phổ biến của tình trạng nội tiết rối loạn. Chị em sẽ thấy cơ thể uể oải, ù lì, chậm chạp, mất sự năng động. Trí nhớ cũng bị suy giảm, hay mất tập trung.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết rối loạn nội tiết tố

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?

Đây cũng là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc với Dieukinheva.com.vn. Nội tiết tố nữ vốn được ví như nhạc trưởng của toàn bộ cơ thể. Nếu “người nhạc trưởng” này không ổn định, mất cân bằng sẽ khiến cho cả sức khoẻ thể chất, tinh thần bị ảnh hưởng.

Về sức khỏe thể chất, nội tiết tố nhiễu loạn sẽ làm cho chị em dễ bị mắc các bệnh lý phụ khoa, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Việc trao đổi chất, sức đề kháng… của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Làn da, mái tóc, hình thể, vóc dáng, nhan sắc… của chị em cũng bị suy giảm theo.

Về sức khỏe tinh thần, nội tiết kém cân bằng làm cho chị em dễ bị stress, tiêu cực, nhạy cảm… Chất lượng cuộc sống cá nhân cùng với đời sống vợ chồng, gia đình vì thế cũng bị tác động không nhỏ.

Nội tiết tố tăng / giảm bất thường ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của chị em

Rối loạn nội tiết tố nữ phải làm sao?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, để nội tiết tố nữ được ổn định, chị em cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học. Cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn đủ các nhóm chất, tăng cường thêm rau xanh, trái cây ít ngọt, các loại hạt

Yếu tố tinh thần cũng cần được quan tâm. Chị em nên giữ cho mình tinh thần lạc quan, kiểm soát cảm xúc. Tránh căng thẳng, stress kéo dài, hay tự tạo áp lực cho bản thân. Nên tìm cho bản thân những niềm vui lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc, du lịch…

Tăng cường các hoạt động thể chất cũng là một cách giúp cân bằng nội tiết. Chị em nên kết hợp giữa các bài tập yoga thư giãn cùng với bài tập củng cố sức mạnh. Ví dụ như gym, pilates, bơi lội, chạy… Hoặc đơn giản chỉ là duy trì thói quen đi bộ khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.

Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học là key giúp chị em ổn định nội tiết tự nhiên

Với việc sử dụng thuốc tránh thai, các viên uống bổ sung nội tiết, chị em cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng thuốc, hoặc tự ý tăng / giảm liều lượng, kéo dài / rút ngắn liệu trình.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên có thói quen khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Hoặc xét nghiệm nội tiết tố nếu có dấu hiệu bất thường. Trong trường hợp cần điều trị, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và chỉ định chị em dùng thuốc hoặc liệu pháp hormone thay thế. Chị em có thể tham khảo thêm thông tin về thuốc cân bằng nội tiết tố nữa là gì? Có những loại nào?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận